1. Sơ lược

Cây mật nhân hay còn được gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Theo nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây mật nhân ở Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Ngoài ra cây mật nhân còn có các tên khác như: Cây mật nhơn hay cây Hậu phác nam. Tên khoa học: Eurycoma longifolia jack.Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y. Tên Mã Lai của cây này là “tongkat ali” và tên Indonesia là “pasak bumi”. Tiếng Anh còn gọi cây này là “longjack”.

cay-mat-nhan

Đặc điểm nhận biết cây mật nhân: Mật nhân là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng

Một vài đặc điểm khác nhận biết cây mật nhân: Đây là loại cây đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa cái hoặc hoa đực. Hoa màu đỏ nâu, nở vào tháng 3 – 4 hằng năm, kết quả vào tháng 5 – 6, quả non màu xanh, bên trong chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm.

Các bộ phận dùng để làm thuốc: gồm có rễ, vỏ thân và quả

2.Tác dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân- Tăng cường sinh lý phái mạnh

Một trong những tác dụng đặc biệt nhất và được nhiều người biết đến của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon sinh dục nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.
thuoc-tang-cuong-sinh-luc4Để phòng ngừa và điều trị giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp, tác dụng của cây mật nhân sẽ phát huy tối đa tác dụng khi được sử dụng theo một số cách sau: Rễ mật nhân phải khai thác vào sao vàng hạ thổ, đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/1ml), tinh trùng yếu.

Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít rượu, ngâm hỗn hợp rượu trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Vì vị của cây mật nhân khá đăng nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.

Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15gr chia làm 3 lần và tăng dần 3gr/ngày đến mức 30gr/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.

Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6gr/ngày và tăng dần 1gr/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.

Các tác dụng khác của cây mật nhân đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng giúp tăng cường sinh lý cho nam giới, nhiều tài liệu còn chỉ ra rằng, cây mật nhân có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy. Lá mật nhân còn được dùng để nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

Re-cay-mat-nhan

Về cách dùng cây mật nhân: Đối với rễ hoặc vỏ thân thì cần phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bọt làm viên uống ngày 8-16gr chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20gr rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng.

(0)

Một số nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở thanh niên như sau:

– Việc ăn quá no vào buổi tối sẽ kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá vào ban đêm, gián tiếp làm cho cơ thể hoạt động quá sức và sai khung giờ sinh lý tự nhiên, dẫn đến gây khó chịu khi ngủ.

– Thói quen uống café, rượu, thuốc lá gần giờ đi ngủ sẽ kích thích não bộ tỉnh giấc nhiều hơn, dẫn đến rất khó đi vào giấc ngủ

– Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô sẽ gây đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ. Nhiều bạn trẻ thích bật quạt máy khi ngủ dẫn đến về đêm khuya bị lạnh thân thể, làm tỉnh giấc ngủ và khó đi ngủ lại bình thường

– Ánh sáng và tiếng ồn: Phòng quá sáng khiến người ta khó ngủ. Tiếng ồn cũng làm giấc ngủ không sâu.

– Do stress công việc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ ở thanh niên. Trong cơ thể có điều tiết hoocmon Melatonin tăng giảm vào những khung giờ thức – ngủ sinh lý. Tuy nhiên, vì công việc nên thanh niên thường thức khuya quá, dẫn đến quá khung giờ ngủ tự nhiên. Khi đó, muốn đi ngủ lại nhưng cảm thấy rất khó ngủ

Cách chữa bệnh mất ngủ cho thanh niên

1 Thư giãn tâm lý:

Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy gác lại và tuyệt đối không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu nằm sau 10 – 15 phút mà vẫn không ngủ được, hãy thực hiện vài cách thư giãn đơn giản như sau:

– Day huyệt ấn đường: Bạn có thể đặt ngón tay lên trên huyệt ấn đường (điểm nằm giữa 2 chân mày). Sau đó, day tròn (xoa ngón tay tròn ngay huyệt ấn đường) khoảng 30 lần. Tiếp theo, bạn được 2 tay lên huyệt ấn đường và vuốt nhẹ sang 2 bên thái dương, vuốt liên tục khoảng 30 lần và nhắm mắt lại thư giãn khi nằm trên giường ngủ. Bạn sẽ có cảm giác rất thư thái và chìm vào giấc ngủ ngon một cách tự nhiên

– Thả lỏng và thở sâu: Bạn chỉ việc nằm trên giường với tư thế ngửa. Sau khi nằm thả lỏng trên giường bạn chỉ cần hít vào thở ra một cách đều đặn, cứ hít vào thở ra từ từ, liên tục và đều đặn như vậy, sau khoảng 3 – 5 phút, các cơ trong cơ thể bạn sẽ bắt đầu thả lỏng, bạn sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ tự nhiên

2 Thay đổi thói quen thức – ngủ đúng giờ sinh học: Dưới đây là các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc

– Bạn phải thức dậy đúng giờ mỗi ngày (khoảng từ 5 – 7 giờ vào buổi sáng)

– Dù có mất ngủ vào ban đêm nhưng tuyệt đối không được ngủ bù vào ban ngày. Vì như vậy, sẽ tạo thành thói quen ngủ đêm ít, ngủ ngày nhiều, kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến mất ngủ kinh niên

– Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào cuối buổi chiều, đặc biệt là gần giờ đi ngủ

– Tránh ngủ nhiều ban ngày, vào giấc ngủ trưa nên ngủ khoảng 30 – 60 phút là vừa đủ

– Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe).

– Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao…

– Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm hoặc ngâm chân với nước ấm sẽ giúp cơ thể thưa thái hơn, hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên hơn

– Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ.

– Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.

3 Nhờ sự hỗ trợ từ thuốc chữa mất ngủ

Nếu áp dụng các biện pháp thông thường nhưng vẫn khó ngủ thì bạn rất cần đến sự hỗ trợ từ thuốc chữa mất ngủ. Hiện nay, nhiều người mất ngủ nhiều đêm liền gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khó tập trung trong công việc, thường tìm đến các loại thuốc ngủ. Lời khuyên đến bạn là nên hạn chế sử dụng thuốc gây ngủ vì bạn rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc, thuốc gây ngủ sẽ tác động tạo giấc ngủ theo sự kích thích chứ không phải giấc ngủ tự nhiên. Vì vậy, những người dùng thuốc ngủ thường thức dậy với tâm trạng uể oải, mệt mỏi và hơi choáng váng vào buổi sáng.

Cách tốt nhất để chữa mất ngủ ở thanh niên là bạn uống thuốc dạng viêm nang Tây Y (còn gọi là thực phẩm chức năng điều trị mất ngủ) hoặc uống các bài thuốc từ Đông Y. Để chữa khỏi bệnh mất ngủ bạn dùng thuốc Tây Y hay Đông Y đều được, các hoạt chất có trong thuốc sẽ giúp cân bằng các hoocmon melatonin tự nhiên trong cơ thể, giúp điều hoà khí huyết và có tác dụng an thần cho người mất ngủ.

Nếu áp dụng các cách trên nhưng vẫn không ngủ được thì bạn nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để có được liệu trình điều trị phù hợp nhất. Thanh niên mất ngủ ngày càng nhiều hơn vì cuộc sống hiện đại tạo thêm nhiều áp lực cho thanh niên. Mất ngủ kéo dài sẽ mang lại hậu quả suy nhược cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên có những phương pháp chữa trị cũng như phòng tránh để khỏi bị mất ngủ

(0)

Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, cũng là nguyên nhân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp.   

 

Còn theo Đông y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

 

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận sau: – Đau vai gáy: Đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Tình trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…

 

Các bệnh xương khớp thường đau đớn hơn trong thời tiết lạnh của mùa đông   – Đau ở gót chân: Đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.   – Đau nhức khớp do thoái hóa khớp: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra.  Để chữa trị các chứng trên, dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau tử cây nhà lá vườn:

1 Ngải cứu trắng nướng nóng:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.  

2 Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.   Lá lốt có thể chữa bệnh đau nhức xương khớp   

3 Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.   

4 Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.   

5 Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.  

6 Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

(0)

Như các bạn đã biết, gừng vừa là một loại thực phẩm dùng trong chế biến nhiều món ăn vừa là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Về căn bệnh đau, hầu như ai cũng sẽ phải ít nhất một lần đau lưng, nhưng có người đau lưng cấp tính, có người đau mãn tính. Nhưng đối tượng hay bị đau lưng nhất là những người cao tuổi, do tuổi cao, xương khớp thoái hóa dẫn đến biến chững nhiều bệnh lý ở cột sống và bị đau lưng. Đau lưng cũng xuất hiện do phải mang vác nhiều vật nặng, khiến cột sống bị tổn thương. Hay chính những nhân viên văn phòng, do phải ngồi làm việc trước máy tính quá lâu, ít vận động, dẫn đến nhức mỏi, lâu dần sẽ thành đau lưng…

Gừng tươi là cách chữa đau lưng rất hiệu quả, vì trong gừng chứa nhiều thành phần có tính trị liệu cao, điều hòa khí huyết, kích thích đến khả năng vận động của hệ xương và thần kinh, đồng thời giúp giảm đau nhanh chóng.

 

Có 3 cách chữa bệnh đau lưng từ gừng tươi

 

Nguyên liệu: Gừng tươi(20g), hành củ(15g), bột mỳ(30g), một băng vải sạch.

Cách làm: Ðem gừng và hành(đã rửa sạch) giã nát rồi trộn với bột mì. Sau đó đem hốn hợp xào nóng lên, đem hỗn hợp còn nóng đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay băng 1 lần.Thực hiện như vậy trong vong 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cách thứ hai: Chế biến thành rượu gừng chữa đau lưng

Nguyên liệu: Gừng tươi(1kg), rượu trắng(2lit)

Cách làm: Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ ngâm với rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày sau đó lấy ra xoa bóp những vùng bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, có thể để ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng 3 tuần). Cách chữa đau lưng này cần phải chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp bớt đau lưng và ngủ ngon hơn.

Cách thứ ba: Dùng nước gừng nóng

Gừng nóng và mật ong cách chữa đau lưng hiệu quả

Nguyên liệu: Gừng tươi hoặc khô, mật ong, muối, dấm chua và một mảnh khăn

Cách làm: Cho gừng vào đun nóng với muối và dấm. sau đó dùng mảnh khăn thấm hỗn hợp gừng nóng và mật ong và chậm lên chỗ bị đau nhiều lần. Cách chữa đau lưng này cũng có tác dụng lưu thông máu, cơ bắp thoải mái và giảm đau hiệu quả.

(0)

Thuốc chữa và cách điều trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả nhanh : Bệnh viêm xoang mũi mãn tính là bệnh phổ biến trong lối sống hiện đại ngày nay ,như chúng ta đã biết có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang này như bụi đường ,khí hậu thay đổi …hay do những bệnh về mũi họng lâu ngày cụ thể nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi như sau :

Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi cúm, sởi…, bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polyp mũi xoang có sẵn.

Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc từ bốn phương gửi đến cho trương trình bày tỏ với nhiều nội dung xoay quanh vấn đề cách chữa và điều trị bệnh viêm xoang cấp tính và mãn tính như : bệnh viêm xoang có chữa khỏi được hay không ? dùng loại thuốc đông nam y nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm xoang này? tại sao điều trị viêm xoang tại bệnh viện lại không thể dứt điểm được ? hay với những bệnh liên quan như : bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh viêm xoang có liên quan gì với nhau , thuốc và cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết ?…

(0)

Rối loạn tiêu hóa kéo dài gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, nếu không điều trị dứt điểm sẽ biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia hoặc cũng có thể do bị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm ruột cấp, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do dùng các loại thuốc trị bệnh, thuốc kháng sinh.

Bản chất của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, nên có các biểu hiện: phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, táo bón, đầy bụng, trướng hơi, chán ăn, buồn nôn, các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.

Lợi khuẩn làm nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hệ tiêu hóa của con người. Lợi khuẩn tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp tiêu độc từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (vì 75% kháng thể được sản xuất ở đường ruột nhờ lợi khuẩn).

Các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày cũng chính là mầm mống của các bệnh nguy hiểm ở đường ruột: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa triền miên không điều trị dứt điểm cũng có nguy cơ bị các bệnh ung thư đường ruột.

Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?

Thuốc rối loạn tiêu hóa mà chúng ta thường mua về khi có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, men tiêu hóa, thuốc cầm tiêu chảy. Men tiêu hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất, nhưng các loại men thông thường rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido, hoặc có thì khả năng đưa được Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) sống xuống đến ruột thấp.

Việc cấp thiết giúp điều trị rối loạn tiêu hóa là bổ sung ngay lợi khuẩn cho đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn Bifido, vì đây là lợi khuẩn chính yếu, chiếm đến 99,9% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột.

Lợi khuẩn Bifido bám trên hệ lông nhung trên thành ruột hút các chất độc hại và phân hủy, đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn ngăn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.

Chính vì vậy, điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách tăng cường bổ sung lợi khuẩn Bifido là giải pháp thông minh nhất. Những người rối loạn tiêu hóa lâu năm cần kiên trì bổ sung trong thời gian dài để tái tạo hệ lông nhung và chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido. Nếu có thì tỷ lệ đưa lợi khuẩn Bifido sống sót xuống đến đường ruột rất thấp, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày, nên dễ bị tiêu diệt. Một số sản phẩm của Nhật Bản áp dụng công nghệ bảo vệ giọt nước hình cầu có màng kháng axit độc đáo duy nhất trên thế giới giúp đưa lợi khuẩn sống Bifido vào đường ruột với tỉ lệ sống rất cao (lên tới 90%), nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp chấm dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh, hiệu quả.

(0)

Đau đầu, nhức đầu là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải và rất phổ biến. Đây có thể là một chứng bệnh thông thường hoặc cũng có thể là do biểu hiện của một căn bệnh nào đó như bệnh mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não,… Đau đầu cần được chữa trị hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe. Trong dân gian thường sử dụng một số loại thảo được tự nhiên quen thuộc có tác dụng chữa trị bệnh hiệu quả tức thì. Các bạn có thể tham khảo ngay các bài thuốc chữa trị đau nhức đầu đơn giản dưới đây để áp dụng chữa trị cho mình nhé.

Cách chữa bệnh đau nhức đầu bằng thảo dược hiệu quả thường được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như dùng bài thuốc xông, thuốc đắp, thuốc uống, thậm chí nhét thuốc vào mũi. Cụ thể các bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:

Bài thuốc 1: xông thảo dược chữa đau đầu

Nguyên liệu: lá bưởi, lá cúc tần, đại bi, hương nhu, lá sả, lá chanh

Tất cả cho vào nồi, dổ ngập nước nấu sôi khoảng 15 phút cho tinh chất trong lá phát tán ra. Dùng nước này để xông có tác dụng làm thư giãn, thoải mái tinh thần, thông kinh mạch làm giảm đau đầu rất tốt. Đây là mẹo chữa đau đầu phổ biến trong dân gian mang lại hiệu quả cao, đồng thời áp dụng cho các trường hợp bị cảm cúm.

Bài thuốc 2: Dùng lá đắp quanh đầu

Người bệnh kết hợp dùng lá bưởi, củ hành đem giã nát rồi dùng đắp vào 2 bên thái dương, sau đó dùng băng dán cố định lại. Cứ để như vậy cho tới khi hết đau đầu sẽ rất hiệu nghiệm.

Bài thuốc 3: uống từ thảo dược chữa bệnh đau đầu

Cách này rất đơn giản, mỗi khi đau đầu, bạn chỉ cần lấy nhựa sung phết lên giấy gián 2 bên thái dương, kết hợp với 5ml nhựa hòa nước uốc trước khi ngủ sẽ rất hiệu quả.

Bài thuốc 4: chữa đau nửa đầu

Nguyên liệu: củ cải trắng, bằng phiến

Cách dùng: củ cải tránh tươi đem rửa sạch, giã nát lọc lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút băng phiến vào khuấy đều lên rồi dùng để nhỏ vào mũi. Cách này giúp thông mũi, hệ thần kinh và giảm đau đầu rất tốt.

Bài thuốc 5: chữa nhức đầu do cảm sốt

Đây là chứng bệnh rất thường gặp, nhất là khi thay đổi thời tiết. Theo kinh nghiệm dân gian thường lấy lá cây hương nhu tươi giã nát, cho thêm nước sôi vào để chắt lấy nước cốt uống, phần bã lá thì dùng đắp trên đầu trán và 2 thái dương , có thể thêm củ sắn dây 20g còn tươi vắt nước uống nếu sốt đổ mồ hôi.

(0)

Lá tre là một dược liệu dùng phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Lá tre được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn. Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay vào các kinh tâm, phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:

Chữa viêm thanh quản, mất tiếng: Lá tre 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính: Lá tre 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tràn dịch màng phổi: Lá tre 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, ba kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).

Chữa viêm bàng quang cấp tính: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đái ra dưỡng trấp: Lá tre 20g, kim tiền thảo 20g, mía đỏ 20g, giá đỗ xanh 16g, tì giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa trẻ em co giật: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: Lá tre 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thủy đậu: Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa loét miệng: Lá tre 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.

DS. Nguyễn Thị Hồng( Theo Sức Khỏe và Đời Sống)

(0)

Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.

Sau đây là một số bài thuốc khác:
– Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.
– Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.
– Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
– Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
– Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
– Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

BS Ngô Quang Thái, Nông Nghiệp Việt Nam

(0)

Hiện nay, thuốc Bắc, thuốc Nam chữa bệnh gan được quảng cáo rất nhiều trên các báo chí và radio Việt Nam. Quảng cáo cho thấy đó toàn là thần dược nhưng thực tế thì đó chỉ là thuốc “bổ gan”, có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh gan chứ không thể chữa khỏi bệnh viêm gan được. Vì thế, người bệnh nên hiểu rõ về các công dụng của thuốc để tránh việc mất tiền mà không khỏi bệnh.

tim-hieu-ky-thuoc-bac-va-nam-roi-moi-dung

Hơn nữa, ở bệnh nhân bị bệnh gan, gan đã bị tổn thương ở mức độ nào đó nên nếu người bệnh lại uống thêm các loại thuốc khác không phù hợp, cho dù là thuốc bổ gan thì cũng có thể gây hại cho gan, làm cho các tổn thương gan nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nam hay thuốc bắc chữa viêm gan mà nên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa gan khi uống bất kỳ loại thuốc nào để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

(0)